Quan điểm của Mỹ Fractional Orbital Bombardment System

Mỹ đã từng cân nhắc đến việc phát triển vũ khí tấn công từ quỹ đạo vào đầu những năm 1960s nhưng kết luận vào năm 1963 rằng vũ khí phóng từ quỹ đạo có vài ưu điểm hơn tên lửa ICBM truyền thống.[32][25] Do đó khi Central Intelligence Agency (CIA) vào năm 1962 nghi ngờ Liên Xô có thể phát triển hệ thống vũ khí giống như FOBS,[33] họ đã kết luận Liên Xô cố gắng theo đuổi FOBS vì mục đích chính trị hoặc tuyên truyền, mà không có tính thực tiễn đáng chú ý về quân sự.[34]

Liên Xô thử nghiệm tên lửa R-36O vào năm 1966 và 1967 đã chứng minh cho CIA thấy Moskva hoàn toàn nghiêm túc về việc triển khai tên lửa mang FOBS[35][36].

Tại hội nghị diễn ra vào ngày 3/11/1967, Bộ trưởng quốc phòng McNamara tuyên bố Liên Xô có khả năng chế tạo FOBS .[25] Đây là lần đầu tiên thông tin về chương trình phát triển FOBS được đưa ra trước công chúng (dù Khrushchev đã từng nhắc đến loại vũ khí như vậy vào đầu những năm 1960s).[23] McNamara nhấn mạnh việc Liên Xô có FOBS không làm ông quan ngại do những nhược điểm của nó so với ICBM.[25] Giám đốc trung tâm nghiên cứu phòng thủ John S. Foster Jr. phát biểu rằng từ năm 1963 Mỹ đã và đang phát triển mạng lưới radar ngoài đường chân trời có khả năng cảnh báo sớm 30 phút với cuộc tấn công hạt nhân từ FOBS,[28][25] và những phát triển này vẫn đang được tiếp tục.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Fractional Orbital Bombardment System https://astronomy.com/news/2021/11/how-does-chinas... https://web.archive.org/web/20170123122817/https:/... https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0... https://web.archive.org/web/20160921221754/https:/... https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0... https://library.cqpress.com/cqalmanac/ https://www.psqonline.org/article.cfm?IDArticle=12... https://2009-2017.state.gov/t/isn/5195.htm https://fas.org/nuke/guide/russia/icbm/gr-1.htm https://fas.org/nuke/guide/russia/icbm/r-36o.htm